Mã QR code được ra đời vào năm 1994 bởi Denso – một công ty lớn thuộc Tập đoàn Toyota. Ban đầu, mục đích chế tạo mã QR của công ty là ứng dụng vào việc kiểm soát sản xuất phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, mã QR đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc quản lý nên nó được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác. Vậy chính xác Mã QR code là gì? Những điều cần biết về mã QR sẽ được chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mã QR code là gì?
Mã QR code còn được gọi là mã vạch ma trận hoặc QR code (viết tắt của Quick response code – mã phản hồi nhanh). Mã QR là dạng mã vạch 2 chiều (2D).
Bên cạnh QR code thì còn có các loại mã vạch 2D khác cũng được ứng dụng khá phổ biến. Đó là Datamatrix và PDF417.
QR Code xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota). Mã QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng. Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian, địa điểm diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ, địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản…. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn, tài liệu văn bản…
QR code mã hóa được bao nhiêu ký tự
QR code là những ô vuông màu đen có kích thước không đều nhau. Có những ô rất to và ngược lại có những ô rất nhỏ được sắp xếp đan xen lẫn nhau theo quy tắc nhất định. Thông tin mã hóa được đưa vào mã QR càng nhiều thì mật độ các ô vuông càng dày đặc.
Khả năng mã hóa của QR code như bảng sau:
Số đơn thuần Tối đa 7.089 ký tự
Số và chữ cái Tối đa 4.296 ký tự
Số nhị phân (8 bit) Tối đa 2.953 byte
Kanji/Kana Tối đa 1.817 ký tự

Cấu tạo mã QR code
Mã QR có cấu tạo hình vuông, bên trong gồm các ô caro đen trắng đen xen nhau. Thoạt nhìn, chúng ta sẽ lần tưởng các ô vuông nhỏ này được sắp xếp ngẫu nhiên nhưng theo một cấu trúc nhất định, gồm:
✧ Dấu vị trí – biểu thị hướng khi in mã QR.
✧ Ký hiệu căn chỉnh – đây là phần bổ sung giúp máy quét mã QR dễ dàng hơn khi mã có kích thước lớn.
✧ Mẫu thời gian – những dòng này có chức năng giúp máy quét xác định chính xác độ lớn của dữ liệu.
✧ Thông tin phiên bản – quy định phiên bản mà mã QR đang sử dụng trong 40 phiên bản mã QR có hiện nay.
✧ Thông tin định dạng – chứa thông tin về mẫu mặt nạ dữ liệu và khả năng chịu lỗi của mã, giúp cho việc quét mã được dễ dàng.
✧ Dữ liệu và phím sửa lỗi – đây là phần chứa dữ liệu thực tế.
✧ Khu vực tĩnh – đây là vạch phân cách giúp cho các thiết bị quét phân biệt được mã QR với môi trường ngoài mã
Ưu điểm của mã Qr code
Một số ưu điểm vượt trội của mã QR so với barcode thông thường:
- Kích thước của mã QR có thể thay đổi tùy chỉnh lớn nhỏ khác nhau dựa trên kích cỡ của sản phẩm, giúp người dùng tiết kiệm được khoản chi phí in ấn.
- Mã QR có thể thiết kế với nhiều kiểu dáng và hình dạng khác nhau. Người dùng có thể tùy ý sử dụng bất kỳ màu sắc nào, có thể gắn thêm logo thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ sản phẩm.
- Người ta có thể tạo ra mã QR liên kết với website, slide, pdf, ảnh, video,… Các loại file đính kèm này sẽ chuyển tiếp đến địa chỉ gắn liên kết khi người dùng quét mã.
Ứng dụng của mã Qrcode trong đời sống
Mặc dù được ra đời sau và cho đến nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi nhiều như mã vạch 1D nhưng trong tương lai, mã QR code hứa hẹn sẽ còn phát triển và được sử dụng nhiều hơn nữa.
Hiện nay, mã Qr code đang được ứng dụng nhiều trong các hoạt động như:
- Đặt mua sản phẩm online: đường link sản phẩm sẽ được mã hóa dưới dạng Qr code và in ấn, đặt tại những vị trí để người dùng dễ thấy. Khi có nhu cầu mua hàng phát sinh, người dùng có thể ngay lập tức quét mã truy cập vào sản phẩm nhanh chóng và mua hàng.
- Tra cứu thông tin sản phẩm: Tất cả các thông tin về sản phẩm từ tên, mã hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… đều có thể được mã hóa thông qua Qr code.
- Truy cập thông tin website, fanpage: Có lẽ đây là điều không còn quá xa lạ với chúng ta khi hầu như tất cả các hội nhóm, fanpage, website,… đều sở hữu cho mình mã Qr riêng để hỗ trợ người dùng truy cập nhanh chóng.
- Thanh toán: Việc thanh toán online qua thiết bị di động được diễn ra thuận thiện hơn thông qua thao tác quét mã từ các ứng dụng thanh toán như ví momo, ví moca, VNpay,…
Ngoài ra, vẫn còn rất rất nhiều những ứng dụng khác mà bạn có thể bắt gặp được trong cuộc sống xung quanh chúng ta mang tính sáng tạo linh hoạt khác như mã QR code sản phẩm nhằm quảng cáo, mã QR CCCD, mã QR BHYT,…
Cách tạo mã Qr code
– Tạo mã QR code bằng những trang web miễn phí( ví dụ 9QRcode)
– Tạo mã QR code bằng phần mềm thiết kế tem nhãn
Cách quét, giải mã mã Qr code
– Quét mã Qr code trên điện thoại
– Sử dụng máy quét mã vạch 2D quét mã Qr code
Vừa rồi là những điều cần biết về mã QR code, nếu có thêm bất cứ câu hỏi cần hỗ trợ nào khác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới HiVi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Công ty phần mềm HiVi
Số 8 ngõ 1 Nguyễn Thượng Hiền, Yết Kiêu, Hà Đông, HN
Tel: 02437373076